Truyền hình phải tăng thời lượng nội dung trong nước
Trong văn bản chỉ đạo về vấn đề bản quyền mới đây, Bộ TT&TT đã yêu cầu các đơn vị truyền hình trả tiền phải tăng thời lượng phát sóng các nội dung giải trí trong nước như: thể thao, phim truyện, phim truyền hình, giảm bớt sự lệ thuộc vào bản quyền từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, một lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho rằng, các kênh trong nước cần có giải pháp tăng cường nội dung mang tính đặc trưng địa phương, thay vì phát sóng nhiều nội dung nhạt nhẽo và thiếu bản sắc như hiện nay.
Trên thực tế, K+ là một trong số ít các đơn vị truyền hình đang thực hiện chiến lược đưa phim chiếu rạp về nhà, với 25 bộ phim đặc sắc của điện ảnh Việt đã lên sóng truyền hình K+ chỉ trong vòng 1 năm thực hiện.
Ông Lê Chí Công, Tổng giám đốc K+ cho biết, bên cạnh tiếp tục đầu tư cho bản quyền các nội dung quốc tế, K+ đang có một số dự án đầu tư vào các nội dung trong nước, đặc biệt là thể thao trong nước và phim điện ảnh.
Việc truyền hình K+ hợp tác với các hãng phim để đưa điện ảnh Việt lên sóng truyền hình được coi là một phương thức phát hành để các tác phẩm điện ảnh được tiếp cận với đông đảo khán giả.
Đặc thù của các phim điện ảnh Việt thường có vòng đời rất ngắn. Chỉ một thời gian ngắn sau khi chiếu rạp, các tác phẩm này thường sẽ bị rơi vào quên lãng, chưa kể việc một số đông khán giả chưa có cơ hội hoặc không có điều kiện được xem phim tại rạp. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức với các nhà sản xuất phim Việt Nam.
Năm 2015, K+ quyết định đầu tư mạnh vào nội dung điện ảnh Việt với chiến lược đưa những phim Việt chiếu rạp lên sóng truyền hình trong thời gian ngắn nhất. Chỉ sau một năm thực hiện, những bộ phim đình đám như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Quyên”, “Em là bà nội của anh” “Chàng trai năm ấy”, “Scandal: Hào quang trở lại”, hay mới nhất là “Yêu” và “Siêu trộm” đã đến với đông đảo khán giả truyền hình.
|
Bộ phim điện ảnh Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã được K+ đưa lên sóng truyền hình chỉ một thời gian rất ngắn sau khi ra rạp.
|
Phim điện ảnh Việt sẽ tăng tuổi thọ khi lên sóng truyền hình
K+ muốn trở thành một thương hiệu khác biệt so với các kênh truyền hình thông thường của Việt Nam, giống như HBO đã làm được, với khẩu hiệu: “It’s not TV. It’s HBO” - Đó không phải là truyền hình, đó là rạp chiếu phim”, một lãnh đạo cấp cao của K+ cho hay.
Bằng chiến lược này, K+ hướng tới đa dạng hoá lựa chọn nội dung cho khán giả, đồng thời giải bài toán phát hành cho các nhà sản xuất phim. Bằng thỏa thuận với các hãng phim lớn như: CJ E&M, CJ CGV, Galaxy, Platinum hay BHD. K+ đầu tư cho các tác phẩm điện ảnh ngay từ khâu sản xuất và trở thành đơn vị độc quyền phát sóng các phim điện ảnh Việt Nam mới nhất trên truyền hình.
Bà Đinh Thanh Hương, Tổng giám đốc của Galaxy Media & Entertainment cho biết: Sự hợp tác của Galaxy M&E với K+ đã mở ra một khả năng mới, giúp bộ phim có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn, đời sống dài lâu hơn. Dù ở vùng sâu vùng xa, hay vì lý do gì đó không xem được phim ở rạp, khán giả vẫn có thể thoải mái cùng gia đình mình thưởng thức. Việc này giúp các hãng phim có thể tái đầu tư vào phim, điện ảnh Việt Nam càng có động lực phát triển.
Chị Nguyễn Hồng Lan, một khán giả 35 tuổi ở Quảng Bình cho hay: K+1 đã có hẳn khung giờ dành cho phim điện ảnh Việt Nam mới nhất đã thu hút được sự chú ý của nhiều khán giả vì Quảng Bình chưa có rạp chiếu phim nên nếu muốn xem các phim mới thì chỉ có thể xem qua truyền hình.
Đầu tư vào các bộ phim Việt, có chọn lọc kỹ lưỡng về chất lượng của K+ không chỉ tạo cơ hội phát hành bộ phim tới đông đảo khán giả mà còn thúc đẩy cho ngành du lịch, dịch vụ, thời trang phát triển khi những vùng đất của Việt Nam, các thương hiệu trong nước có dịp “lăng xê” tên tuổi mạnh mẽ hơn trên diện rộng.
Theo ông Lê Tỷ Khánh, Giám đốc Sở TT&TT Phú Yên cho ICTNews hay, sau khi bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” gây sốt khán giả tại rạp thì lượng khách du lịch tới Phú Yên tăng mạnh. Do bộ phim này có nhiều cảnh quay được thực hiện ở Phú Yên mà khi chưa có bộ phim này thì ít người biết đến.
Ông Lương Công Hiếu, Tổng giám đốc hãng Film Plus cũng nhận xét, phần lớn các bộ phim điện ảnh Việt mà K+ lựa chọn phát sóng thuộc loại phim nổi bật và có doanh thu phòng vé cao. Điều này chứng tỏ sự nhạy bén của K+ trong việc lựa chọn các bộ phim phát sóng truyền hình.
Ông Hiếu cho rằng, mô hình hợp tác sản xuất và phát hành giữa các nhà sản xuất và đơn vị cung cấp truyền hình sẽ đem lại nhiều bộ phim có giá trị cho đông đảo khán giả Việt Nam và tác động mạnh mẽ tới văn hóa, du lịch.
Việc tăng thêm nhiều nội dung giải trí trong nước, cùng với việc giảm giá thuê bao chỉ còn 125.000 đồng/tháng của K+ cũng phần nào thay đổi được thói quen của khán giả. Thay vì chấp nhận xem phim hay bóng đá trên mạng với chất lượng thấp thì nay nhiều người dùng đã có thể xem được phim, chương trình thể thao có bản quyền, chất lượng cao trên TV hoặc các thiết bị số như máy tính hay điện thoại.
ICTnews.vn
Truyền hình vệ tinh K+ khuyến mãi lắp đặt K+ trọn gói cước chỉ với 125,000đ/ tháng, đăng ký lắp K+ trọn bộ giải mã HD chỉ với 1,300,000đ thỏa mãn đam mê phim ảnh và thể thao tại nhà. |